Are you doing it just for the show?

Khi đi làm bạn sẽ mong muốn được làm việc thật, với người thật tại một tổ chức có động lực phát triển mạnh mẽ. Cách dễ nhất để nhận ra tổ chức đó có động lực phát triển đủ mạnh không là xem trong tổ chức đó có nhiều người làm thực chất không hay chỉ làm để trình diễn. Có nhiều hội thảo mà bạn tham gia, diễn giả rất nổi tiếng thế nhưng sau hội thảo dường như không đọng lại quá nhiều trong bạn. Thì có thể là diễn giả đó cũng không chủ đích giải quyết một vấn đề cụ thể nào mà chỉ đến đó để trình diễn chính mình thôi. Hay đôi khi có những khoảnh khắc bạn bắt gặp bản thân chỉ đang cố làm đủ những việc việc được giao, và để cho sếp biết bạn đã làm đủ nhưng cũng chẳng hiểu cần làm việc đó để làm gì. Tất cả đó là biểu hiện của việc trình diễn thay vì làm thật.

Vì sao người có biểu hiện này xuất hiện ở nhiều tổ chức? Rất nhiều doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp có định hướng hành động hay định hướng hiệu quả. Họ chấp nhận việc tổ chức của mình đang hoạt động không hiệu quả vì theo đuổi một mục tiêu khác ngoài hiệu quả. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực ra lại xảy đến rất nhiều trong thực tế. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp thiếu công cụ, cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của từng nhân viên và có cơ chế tưởng thưởng, khuyến khích một cách công bằng. Thế nên dù có nhiều nhân sự không hiệu quả thì họ cũng không nhận biết hay đánh giá được. Ngoài ra có thể tùy mô hình và tư duy của người đứng đầu, họ né tránh xung đột và chấp nhận một đội ngũ chỉ làm vừa đạt thậm chí thấp hơn kỳ vọng nhưng ổn định với số lượng lớn.

Những người có khuynh hướng trình diễn (just do it for the show) vẫn tồn tại và sống tốt tại nhiều tổ chức. Bởi vì như đã đề cập, chính doanh nghiệp để cho tình huống đó diễn ra và cho họ đất diễn. Họ thường né tránh thách thức từ người khác thậm chí vẫn được thăng tiến bằng cách thường xuyên nói những từ đao to búa lớn, nghe rất nghiêm trọng nhưng cũng rất chung chung. Dễ dẫn đến nhận định họ cũng nghiêm túc và to tát tương tự. Một cách nữa là thao túng suy nghĩ mọi người bằng cách đánh vào những lỗ hổng tư duy. Khi nghe một người nói team của họ xếp số 3 trong đóng góp về tổng doanh thu. Nghe có vẻ cũng ổn và mọi người thường bỏ qua. Vậy nhưng xếp số thứ 3 trong mẫu số bao nhiêu nhiêu đội. Nếu là 3/5 thì cũng không ấn tượng lắm phải không. Và % đóng góp của team là bao nhiêu. Xếp số 3 có thể là 30% nhưng cũng có thể là 3% mà.

Chúng ta dễ bị “đánh lừa” hơn hơn chúng ta tưởng. Cũng có trường hợp bạn vô trình trở thành người trình diễn lúc nào không hay. Bạn chỉ hoàn thành công việc nhưng không thực sự mang lại hiệu quả. Hầu hết các trường hợp là do bạn bị mất cảm giác về mục tiêu và lý do làm việc. Để tránh những lúc như vậy hãy tự hỏi bản thân. Mình có đang giải quyết vấn đề hay mang lại giá trị công thêm không. Và nếu không có người khác chứng kiến bạn còn tiếp tục làm việc bạn đang làm?

Adele

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *